Anders Jonas Ångström (13/8/1814 – 21/6/1874) là nhà vật lý thiên văn Thụy Điển, sinh ở Legde, 1839 tốt nghiệp đại học ở Upsal và giảng dạy tại đây, 1858 là giáo sư, từ 1843 làm việc ở đài thiên văn tại Upsal. Ångström là một trong những người đặt nền móng cho quang phổ học. […]
Category Archives: Thiên văn học
François Arago (26/2/1786 – 2/10/1853) Nhà thiên văn vật lý người Pháp. Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pari (từ 1809), sinh ở Estagel gần Perpinian. Tốt nghiệp trường Bách khoa Pari (1803). Từ 1805 là thư ký “Văn phòng Độ kinh”. Từ 1809 đến 1831 là giáo sư trường Bách khoa. Từ 1830 là […]
Capella (α Aurigae / α Aur / Alpha Aurigae / Alpha Aur) là sao sáng nhất chòm Ngự Phu (Aurigae), quang phổ loại G (màu vàng) là một sao đôi cách nhau ở giới hạn phân biệt được bằng mắt thường (khoảng cách góc 0”,06). Khối lượng tương ứng của mỗi sao thành phần là […]
Cận điểm (điểm cận địa) là điểm của quỹ đạo một thiên thể, mà tại đó thiên thể này gần tâm Trái Đất nhất. Chuyển động của các thiên thể. có thể là địa tâm hoặc nhật tâm. Trong chuyển động địa tâm, thì các thiên thể chuyển động xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo […]
Cấp sao nhìn thấy là số đo đặc trưng cho độ rọi nhìn thấy của sao. Theo quy ước thì hai sao có độ rọi khác nhau 100 lần thì cấp sao khác nhau năm cấp. Với quy ước này thì hai sao khác nhau một cấp có độ rọi khác nhau 2,512 lần. Một cách […]
Chí tuyến là tên gọi hai vĩ tuyến có vĩ độ +23°26’22” và -23°26’22” ở phía Bắc và phía Nam xích đạo Trái Đất. Chí tuyến Bắc còn có tên chí tuyến Giải (Cancer), chí tuyến Nam còn có tên chí tuyến Ma Kết (Capricornus). Vào ngày Hạ Chí (21- 22 tháng Sáu) lúc chính trưa […]
Chòm Bán Nhân Mã (Centaurus) là chòm sao hoàng đới ở bán thiên cầu Nam trong đó có một sao rất đẹp α Centauri mà đã trong một thời gian rất dài người ta cho là ngôi sao ở gần ta nhất (cách 4,3 nas). Gần đây người ta mới phát hiện cũng trong chòm này có […]
Chòm sao Đại Hùng hay Con Gấu Lớn (tiếng La Tinh: Ursa Major) Gồm 7 ngôi sao khá sáng ở bầu trời Bắc có dạng như một con gấu (hay một cỗ xe), là chòm giúp ta tìm ra sao Bắc Cực. Chòm sao Gấu Lớn không giữ nguyên hình dạng của nó, mà các ngôi sao trong chòm […]
Chòm sao Thiên Cầm (tiếng La Tinh: Lyra) là chòm sao rất dễ nhìn thấy vào đầu đêm mùa Hạ nhờ có ngôi sao sáng nhất thiên cầu Bắc là Chức Nữ (Vega). Chòm có dạng một hình chữ nhật lệch ở bên cạnh Chức Nữ. Giữa hai sao cuối có một tinh vân hành tinh M57. Sao β của […]
Chu kỳ sao là chu kỳ chuyển động của một hành tinh quanh Mặt Trời đối với hệ quy chiếu gắn với các sao. Nói một cách khác là chu kỳ chuyển động đúng một vòng (360°) của hành tinh quanh Mặt Trời.
Tiểu hành tinh (hành tinh nhỏ – tiếng Anh: planetoid) là các thiên thể nhỏ hơn hành tinh nhưng lớn hơn thiên thạch và không phải là sao chổi. Sự khác biệt giữa tiểu hành tinh và sao chổi thể hiện khá rõ: Sao chổi có đầu sao chổi (coma—đầu sao chổi có lớp hơi mờ bao […]
Anaxagoras (khoảng 500 – 428 TCN) là nhà triết học, toán học và thiên văn học cổ Hy Lạp, sinh ra tại thành phố Clazomenae ở Tiểu Á, dạy triết học ở Aten (Hy Lạp). Bị phạt về tội vô thần, ông chuyển đến Lampxac, tại đây ông xây dựng trường phái triết học. Trong các tác phẩm […]
Ánh đất (tiếng Anh: earthshine) là khi Mặt Trăng có hình lưỡi liềm, phần tối của đĩa Mặt Trăng thường nhìn thấy lờ mờ. Điều đó là do phần này được ánh sáng phản chiếu của Trái Đất làm sáng lên. Ánh sáng lờ mờ của phần tối của đĩa Mặt Trăng đó được gọi là ánh […]
Áp suất bức xạ là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích trong đơn vị thời gian của bức xạ điện từ phát ra từ một thiên thể nào đó, đặc biệt của Mặt Trời. Do áp suất bức xạ của Mặt Trời mà sao chổi khi tiến đến khu vực gần Mặt Trời […]
Aristarchus Samos (sinh khoảng 310 TCN – mất khoảng 230 TCN) Nhà thiên văn cổ Hy Lạp. Ông có quan niệm ngược với đương thời, ông cho rằng: Mặt Trời không chuyển động mà đứng yên ở trung tâm vũ trụ còn Trái Đất chuyển động xung quanh. Ông cũng cho rằng các sao đứng […]
Bamberga là tiểu hành tinh số 324 trong danh mục các tiểu hành tinh, do Johann Palisa phát hiện năm 1892, quỹ đạo có bán trục lớn là 2,684 đơn vị thiên văn, có tâm sai là 0,339, mặt phẳng quỹ đạo làm với mặt phẳng hoàng đạo một góc 11°,3, chu kỳ chuyển động là 4,4 năm, […]
Bán kính Schwarzschild là bán kính giới hạn tương ứng với bán kính của một lỗ đen không quay. Có trị số rất nhỏ, được tính theo biểu thức Trong đó: G: là hằng số hấp dẫn = 6,67 . 10-11 m3/kgs2. c: vận tốc ánh sáng trong chân không M: khối lượng của thiên thể […]
Friedrich Wilhelm Bessel (22/7/1784 – 17/3/1846) Nhà thiên văn và trắc địa Đức. Sinh ra ở Minden trong một gia đình quan chức nhỏ. Ông say mê thiên văn từ bé và tự học rất nghiên túc, 1804 đã tự mình tính được quỹ đạo sao chổi Halley, 1806 trở thành trợ lý ở đài thiên […]
George Van Biesbroeck (21/1/1880 – 23/2/1974) Nhà thiên văn Mỹ, sinh ở Ghent, Bỉ, tốt nghiệp Đại học Ghent là kỹ sư giao thông nhưng cũng nghiên cứu thiên văn ở các đài Uccle, Heidelberg, và Potsdam. 1917 đi sang Mỹ đến 1945 làm việc ở đài Jerc của Đại học Chicago, từ 1923 là giáo […]
Tycho Brahe (14/12/1546 – 24/10/1601) Nhà thiên văn Đan Mạch sinh ra trong một gia đình quý tộc. Từ nhỏ đã thích thiên văn. Năm 1562 học đại học Leipsig. Từ 1563 ông bất đầu quan sát thiên văn. Những năm 1566 – 1570 ông sang Đức tiếp xúc với các nhà thiên văn và hoá […]